Các vấn đề Xoan

Cây xoan với quảHoa xoan tại Nhật

Dưới đây liệt kê một số vấn đề với các tên gọi khác của cây xoan ta. Trong đó có các tên gọi sầu đâu, khổ luyện, nha đảm (đởm) tử. Các tên gọi này rất dễ làm người ta lẫn lộn các loài cây khác nhau là một. Xoan là loại cây phổ biến có thể tìm thấy ở nhiều vùng địa lý của Việt Nam, ở miền bắc gọi là xoan, các tình trong nam gọi là sầu đông (hoặc đọc trại đi là sầu đâu) vì cây cao rụng lá vào mùa đông, làm cho cảnh sắc mùa đông thêm sầu nên gọi là sầu đông. Tuy nhiên, do có sự pha trộn dân số sau khi di cư 54 và 75 có nơi gọi cây neem hoặc cây xoan nhừ là sầu đông, sầu đâu trong khi vẫn gọi cây xoan là xoan.

Ngoài ra, cây xoan có hình thái rất dễ nhầm với một số loài cây khác cùng họ, hoặc bộ. cụ thể là cây neen (Azadirachta indica họ xoan, khác chi với xoan ta), cây xoan dâu da (Allospondias lakoensis, hay còn gọi là châm châu, dâm bôi, hồng bì dại,họ đào lộn hột), cây cóc hành(họ đào lộn hột),hoặc cây xoan nhừ (Choerospondias axillaris) hoặc cây xoan quả to (Melia toosendan, họ bồ hòn) [2].

Về cách thức nhận biết xoan ta với các loại khác là:

  • Xoan ta có hoa trắng tím, trong cuống lá dài sẽ có 2 3 lá phức mọc đối, cây xoan ta cao 7-12m thân mọc thẳng vỏ trơn thường màu nâu tím.
  • Xoan dâu da, rất giống xoan ta nhưng không có lá phức mọc đối ở lá dài, hoa hoàn toàn trắng, nhìn kỹ hoa sẽ thấy hoa gần giống hoa xoài hơn.
  • Xoan nhừ  (Choerospondias axillaris, còn được một số nơi gọi là xoan đào, nên nhớ cái tên xoan đào được chia sẻ cho 4 loài khác nhau[2]) cũng thuộc họ đào lộn hột có hoa màu hồng đào, lá dài không có lá phức, thân sần sùi như một số cây họ lát, nên còn được gọi là lát xoan, cũng nhờ đặc tính này mà người ta dùng cây xoan nhừ làm trụ tiêu khá phổ biến ở các tỉnh đông nam bộ.
  • Cây neem (Azadirachta indica) được du nhập và trồng khá nhiều ở Ninh Thuận với cái tên xoan chịu hạn ninh thuận, khá giống cây xoan ta, nhưng cũng có thể phân biệt được với xoan ta cây xoan chịu hạn không cao vươn thẳng đứng như xoan ta mà phân tán ở tầm 3–7 m, thân không trơn, hoa màu trắng không tím như xoan ta, hoa màu trắng đài hoa nhỏ như hoa xà cừ.
  • Cây xoan quả to Melia toosendan thuộc họ bồ hòn, quả to tròn, nhìn xa giống xoan, nhưng nhìn kỹ thì thuộc họ bồ hòn.

Ngoài ra còn có một loài như cóc rừng, nhìn như cây có nhà, trái như xà cừ cũng bị nhầm lẫn là xoan, sầu đông.

Sầu đâu

Một số tài liệu gọi cây xoan ta là sầu đâu. Tuy nhiên, một số trang coi cây nha đảm (đởm) tức cây xoan rừng (Brucea javanica) thuộc họ Simaroubaceae cùng bộ Bồ hòn là sầu đâu (tên khác: cứt chuột, sầu đâu rừng) với lưu ý "Không nhầm với cây khổ luyện tử (xuyên luyện tử) (Melia toesendan (S et Z.) họ Xoan), cây cao trên 10m. Không nhầm với cây xoan nhà (Melia azedarach (L.) họ Xoan cây cao 8 –10m" hay suckhoedoisong cũng gọi cây sầu đâu (sầu đâu rừng, sầu đâu cứt chuột, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, nha đảm tử, chù mền, san đực (Sầm Sơn), cứt cò (Vĩnh Linh), bạt bỉnh (Nghệ An)) là Brucea javanica. Trong khi đó trang en:Neem lại coi Azadirachta indica cùng họ là cây sầu đâu (có lẽ theo cách gọi tại miền nam Việt Nam) với lá ăn được.

Khổ luyện

Trang Web của alternativehealing.org coi khổ luyện tử (苦楝子) hay kim linh tử (金鈴子) và xuyên luyện tử (川楝子) là một, đều là vị thuốc từ quả của Melia azedarach (L.) sub. var. toosendan Makino hay Melia toosendan (Sieb. et Zucc.). Trang Web của nhóm huediepchi cũng gọi cây xoan ta là khổ luyện (苦楝). Từ điển Hán Việt Thiều Chữu cũng diễn giải luyện (楝) là cây xoan. Quả nó gọi là khổ luyện tử (苦楝子) dùng làm thuốc lỵ, tục gọi là kim linh tử (金鈴子). Tuy nhiên trang Web của yhoccotruyen có lẽ coi Melia toesendan (S et Z.) và Melia azedarach (L.) là hai loài khác nhau khi chỉ dùng khổ luyện tử cho loài đầu còn loài thứ hai thì chỉ gọi nó là cây xoan nhà.

Nha đảm (đởm) tử

Trang Web của nhóm huediepchi cũng gọi cây xoan ta là nha đảm tử trong khi các trang của Web của suckhoedoisong không cho nha đảm tử là cây này mà coi nha đảm tử là vị thuốc từ quả của Brucea javanica.